Bóng chuyền xuất ngoại: Sóng sau xô sóng trước

Đăng bởi Shopbongchuyen.com vào lúc 13/09/2018

Dường như, những người yêu bóng chuyền Việt Nam đang muốn làm quen với việc ngày càng có nhiều VĐV hàng đầu của Việt Nam ra nước ngoài thi đấu, để được thỏa chí bình phẩm, ngợi ca thần tượng trong màu áo những CLB mạnh của khu vực, châu lục.


Trần Thị Bích Thủy và Trịnh Thị Khánh ra mắt trong màu áo CLB Air Force của Thái Lan.

Khởi đầu từ lần “mở hàng” xuất ngoại của chủ công Ngô Văn Kiều sang Indonesia hồi năm 2009, bóng chuyền Việt Nam sau đó trở thành thị trường tiềm năng cho các đội bóng Thái Lan, khi chào mời các tay đập nữ đến chơi bóng, tiêu biểu như Ngọc Hoa, Kim Liên, Đỗ Thị Minh và tài năng trẻ Trần Thị Thanh Thúy. Trong đó, thành đạt nhất là phụ công Ngọc Hoa - đội trưởng mẫn cán ở CLB VTV Bình Điền Long An lẫn Đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô đã thiết lập hàng loạt kỷ lục khiến các đồng nghiệp ao ước: vô địch ở 2 quốc gia khác nhau (Việt Nam và Thái Lan), vô địch châu Á, tham dự Cúp các CLB nữ thế giới, phụ công xuất sắc nhất châu Á 2016…

Giới làm nghề lấy làm mừng, vì trước nay bóng chuyền nước ta chỉ thuê mướn VĐV nước ngoài, chưa từng “xuất khẩu” VĐV, nên thành công của Ngọc Hoa trong màu áo CLB Bangkok Glass (Thái Lan) càng tạo động lực để các tay đập trẻ tự tin hướng ngoại.


Bích Thủy được đánh giá là phụ công triển vọng hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam hiện nay.

Phụ công Trần Thị Bích Thủy- thế hệ kế cận của Ngọc Hoa, vừa nhận lời sang Thái Lan chơi bóng, trong màu áo của CLB Air Force tiền thân chính là CLB Bangkok Glass, cũng với tham vọng nối gót đàn chị tự tạo dựng danh tiếng cho bản thân, đồng thời giúp bóng chuyền Việt Nam “nở mặt, nở mày”.

Bích Thủy với sức tiến bộ không ngừng trong 2 mùa bóng gần đây, được đánh giá là “lớp sóng sau” hoàn hảo để thay thế những phụ công đàn chị như: Ngọc Hoa, Kim Huệ… đã và đang lui dần về hậu trường. Điều đáng đề cập về chuyến xuất ngoại sắp tới của phụ công 18 tuổi này chính là hoài bão và tham vọng được thể hiện tài năng của mình bên ngoài sân chơi quốc nội. Cái “ao làng” đó vốn dĩ chật hẹp với tiềm năng của Ngọc Hoa, giờ càng trở nên cũ kỹ đối với những VĐV triển vọng như Bích Thủy.

Với chủ công Trịnh Thị Khánh, cô cũng từng được đánh giá là chủ công triển vọng hàng đầu của bóng chuyền nữ Việt Nam. Cô gái người Thái Bình từng có một thời gian được tập trung trong màu áo của đội tuyển trẻ quốc gia với Thanh Thúy, Đinh Thúy, Thu Hoài, Dương Hên, Nguyễn Thị Trinh… Nhưng đó cũng là thời điểm cô chập chững bước ra môi trường bóng chuyền chuyên nghiệp, nhưng không có nhiều sự hỗ trợ.  Nhiều người lấy làm tiếc vì một VĐV có chiều cao như Trịnh Thị Khánh nhưng chưa có được sự phô diễn về tài năng, bởi cô thiếu may mắn khi Hà Nội trong suốt nhiều năm không có mục tiêu rõ ràng, thiếu kinh khí nên chỉ lập lờ ở sân chơi A1. Song, lần xuất ngoại này của Trần Thị Bích Thủy hay Trịnh Thị Khánh được phần đông giới mộ điệu ủng hộ.


Hai VĐV của Việt Nam có chiều cao tương đối tốt.

Dường như, những người yêu bóng chuyền Việt Nam đang muốn làm quen với việc ngày càng có nhiều VĐV hàng đầu của họ ra nước ngoài thi đấu, để được thỏa chí bình phẩm, ngợi ca thần tượng trong màu áo những CLB mạnh của khu vực, châu lục. Bóng chuyền nữ Thái Lan cũng từng có giai đoạn đầu phát triển như thế, khi liên đoàn bóng chuyền nước bạn mở rộng cửa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tay đập thành danh lẫn tài năng trẻ sang chơi ở châu Âu, châu Á và cả cho các đội bóng Việt Nam…

Cộng thêm cách làm bài bản, có chiều sâu ở hệ thống đào tạo VĐV, bóng chuyền nữ Thái Lan trở thành thế lực mạnh ở khu vực, đồng thời giành chỗ đứng xứng đáng ở làng bóng châu lục.

Nguồn: SGGP

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav